Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Cứ hằng năm ở Hàn Quốc tại vùng biển Jindo và Modo lại xảy ra hiện một hiện tượng kỳ lạ: đó là biển đột ngột tách đôi để lộ ra con đường đất đá rộng lớn nối liền hai đảo.

Có nhiều người khi nhắc tới con đường vượt biển nổi tiếng đều nghĩ ngay đến "thần tích" tìm về vùng đất Thánh của người Do Thái do nhà tiên tri Moses dẫn đầu. Trong truyền thuyết, khi bị quân đội Ai Cập truy đuổi, Moses đã dùng quyền năng tạo ra con đường đất xuyên biển Đỏ để giải cứu dân tộc mình.

Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những con đường như thế chỉ xuất hiện trong thần thoại. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại: trên thế giới hoàn toàn có một địa điểm giống như vậy. Đó chính là con đường đất đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn Quốc cùng hiện tượng biển tách làm đôi đầy bí ẩn và hấp dẫn.

Vào một số ngày trong năm, khi thủy triều đạt mức cực thấp, vùng biển giữa hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn lại tự tách làm đôi, để lộ ra con đường nối liền hai đảo.
Con đường giữa biển khơi bao la này dành phần lớn thời gian trong năm ngủ say dưới đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên cứ hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), nó lại nhô lên mặt nước và trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất Hàn Quốc.

Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 m. Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.

Trong những ngày biển tự tách đôi, hàng trăm nghìn lượt khách ở các nơi đổ về đây để đi trên con đường gắn liền với những huyền thoại xa xưa, cùng nhau bắt sò, ốc, rong biển.
Con đường kỳ lạ cùng hiện tượng vô cùng thú vị của tự nhiên này trở thành kho báu bí mật của Hàn Quốc cho đến năm 1975, Pierre Randi - vị đại sứ Pháp lúc bấy giờ - trải nghiệm cảm giác trông thấy biển chia làm đôi. Ông đã mô tả lại những điều trông thấy trên một tờ báo Pháp và gọi con đường này là "phép lạ của Moses". Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.

Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm "vạch trần" Pierre. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.

Lý do đến tận năm 1975 hiện tượng biển tách làm đôi mới được dư luận thế giới biết đến là người dân bản địa đã quen với điều này. Họ quá tin vào một truyền thuyết cổ xưa nên cảm thấy đây là một điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải gây ồn ào hay cần thông báo cho tất cả mọi người biết.

Theo truyền thuyết của người Hàn Quốc, thời xưa đảo Jindo người dân thường bị hổ dữ quấy phá. Chúng vào làng và ăn thịt người dân. Trước tình cảnh đó, mọi người phải bỏ chạy sang đảo Modo. Bà lão tội nghiệp Bbyong là người duy nhất còn sót lại trong chuyến di cư đó.

Đến nơi này, chúng ta dễ dàng trông thấy bức tượng lớn tạc một người phụ nữ đứng cạnh một con hổ, gợi nhớ về câu chuyện trong truyền thuyết nổi tiếng của người dân Hàn.
Trong những ngày sống ở đảo Jindo cùng nỗi sợ hãi hổ dữ, Bbyong ngày đêm cầu nguyện thần biển cứu giúp. Động lòng trước hoàn cảnh tội nghiệp của người phụ nữ, thần biển Yongwang đã báo mộng sẽ có "cầu vồng trên biển" giúp bà chạy thoát.

Sáng hôm sau, điều kỳ diệu đã xảy ra khi Bbyong ra tới biển. Nước bỗng rẽ làm đôi và một con đường xuất hiện giữa lòng đại dương bao la. Nhờ con đường nối với đảo Modo này mà bà lão đã được đoàn tụ cùng gia đình.

Ngày nay, những người dân Hàn Quốc vẫn kể cho con cháu đời sau và du khách về câu chuyện thần thoại này. Tuy nhiên, trong mắt các nhà khoa học truyền thuyết là bằng chứng không bao giờ đủ sức thuyết phục. Theo Kevan Moffet -  giáo sư dự khuyết chuyên ngành khoa học địa chất tại đại học Texas, Mỹ thủy triều chính là một trong những nguyên nhân tạo ra hiện tượng mặt biển chia đôi.


Jindo là hòn đảo lớn thứ ba ở Hàn Quốc, thuộc tỉnh Nam Jeolla. Có 4 chuyến xe buýt chạy hàng ngày từ Seoul tới Jindo và hai xe chạy từ thành phố cảng phía đông của Busan.

Đến với Jindo, bạn có thể bắt taxi để tới địa điểm diễn ra vùng biển tách đôi. Ngày diễn ra hiện tượng kỳ thú này được người dân Hàn Quốc tổ chức thành lễ hội mang tên Sea-Parting Festival (Lễ hội biển tách đôi). Cứ hàng năm, ngày này lại thay đổi một lần, dựa vào thời điểm thủy triều diễn ra cực thấp. Do vậy để có thể đến đúng ngày diễn ra lễ hội, bạn nên kiểm tra trên các trang web của người Hàn. Giá vé của lễ hội này vào khoảng 6 USD.

Nguồn: Anh Minh (theo Amusing)



Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Bắt đầu buổi sáng với mì cốc (컵라면)


Ở nơi nào đó trên thế giới, mỳ ăn liền chỉ là một món ăn nhanh thường ngày. Nhưng tại giang san có tỷ lệ tiêu thụ mỳ gói trên đầu người cao nhất thế giới như Hàn Quốc, mỳ gói đã trở nên ham mê, chứa đựng trong nó những giá trị văn hóa và cả lịch sử.

Người Hàn Quốc gọi mỳ ăn liền là “ramyeon” (라면), một món đồ ăn nhanh cay, mặn, có chi phí chỉ chưa đầy 1 USD mỗi gói. Mỳ gói, mỳ cốc, mỳ tô bán khắp nơi: trong các quán cà phê, thư viện, các đoàn tàu, đường trượt tuyết. Thậm chí trên đường đi bộ lên ngọn núi cao nhất Hàn Quốc, du khách vẫn có thể dừng chân và tự thưởng cho mình cốc mỳ ăn liền nóng bỏng môi.

Người già Hàn Quốc thường lưu giữ cảm giác hoài cổ rất mạnh về mỳ ăn liền, món thực phẩm đã vào nước này trong những năm 1960. Đó là thời điểm Hàn Quốc bắt đầu thoát dần khỏi đói nghèo và khung cảnh tàn phá sau chiến tranh Triều Tiên để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á. Nhiều người vẫn nhớ rõ cảm giác lần đầu họ được nếm món mỳ ăn liền, khi ấy là hàng hiếm và xa xỉ. Đó là chưa kể tới việc dân nhậu Hàn Quốc xem mỳ ăn liền như “thần dược” chữa đau đầu, mệt mỏi sau các màn uống rượu thâu đêm.

Một số người thậm chí không thể rời Hàn Quốc trong cảnh thiếu mỳ ăn liền, do sợ rằng các loại mỳ ngoại quốc dở hơn ở trong nước.
Nguồn: thongtinhanquoc.com

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Lễ hội đèn lồng ở Hàn Quốc thường được tổ chức tại suối Cheonggyecheon trung tâm thủ đô Seoul từ ngày 02 đến 11/11 hằng năm. Sự vui nhộn, ý nghĩa nhân văn sâu sắc cộng với độ lung linh, huyền ảo đã khiến cho lễ hội có sức hút mạnh mẽ. Với khoảng 35.000 chiếc đèn lồng các loại được thắp sáng từ 17 giờ đến 23 giờ hàng ngày trong thời gian diễn ra lễ hội thực sự làm cho mọi người choáng ngợp trước vẻ lung linh, huyền ảo ấy.

Đắm mình trong không gian của lễ hội chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều có cảm giác như đang đứng trên nấc thang thiên đường. Muôn ngàn ánh đèn lung linh tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ kì lạ khiến du khách phải say đắm và si mê.

Đoạn đường 1,3km từ quảng trường Cheonggye đến cầu Seungyo tựa như một bức tranh nghệ thuật được tạo nên từ các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lừng danh từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đến với con đường này, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều đèn lồng với các thể loại khác nhau. Mỗi một loại đèn lồng đều được thiết kế với những hình hài khác nhau nhưng khi hợp chung lại trên con đường đều toát lên vẻ đẹp lung linh khiến mỗi cái nhìn của du khách phải ngẩn ngơ và say đắm.

Lễ hội đèn lồng có sự tham gia của nhiều nước trong khu vực, đây được xem là ngày hội để các quốc gia thể hiện tình hữu nghị và một chiếc đèn ở đây là đại diện cho một ước mơ, một ý chí vươn lên và mỗi ngọn nến trong đèn được ví như ngọn lửa thắp sáng mọi ước mơ. Nếu các bạn có ước muốn gì thì hãy đến và đặt lên một chiếc đèn lồng nơi đây để thắp sáng ước mơ nhé!

Du khách đến với lễ hội sẽ được tận mắt thưởng thức cách làm đèn lồng của các nghệ nhân đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand và cả người dân ở Xứ sở Kim Chi.mBên cạnh đó, khách tham quan còn được nghe giới thiệu về các loại đèn lồng và cả cách thức làm đèn lồng bằng 4 thứ tiếng là Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản. Nếu bạn là một người mê đèn lồng thì quả đây là dịp để mở mang tầm nhìn đấy!

Song song với lễ hội đèn lồng thì các hoạt động giải trí, chương trình nghệ thuật, triễn lãm, hội chợ…đều được tổ chức hết sức hoành tráng để mang đến không gian vui tươi, náo nhiệt và ý nghĩa dành tặng cho các du khác đến thưởng lãm đèn lồng trong thời gian diễn ra lễ hội. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức những vở diễn tái hiện cảnh hội ngộ của Vua Danjong với Hoàng hậu Jeongsun, đời thứ 6 của Triều đại Joseon, tái hiện cổng thành cổ…thật sự công phu và hoành tráng.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Trong văn hóa ăn uống bình thường của người Hàn Quốc và người Việt Nam có những điểm tương đồng và dị biệt, nếu chúng ta chúý tìm hiểu một tẹo sẽ thấy rất thú nhận.

Cả người Hàn Quốc và người Việt nam đều ăn cơm làm từ gạo và sử dụng đũa (cốt tử là đũa sắt). Đến bữa ăn, cả gia đình cùng tụ họp và ăn chung đĩa thức ăn ( người Nhật ăn riêng). Những người ít tuổi hơn mời người lớn tuổi hơn ăn trước và sau khi người lớn tuổi bắt đầu thì người nhỏ tuổi hơn mới bắt đầu ăn.
Văn hóa ăn uống tại Hàn Quốc
Ngoài những điểm chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. người Hàn Quốc thường ăn cơm nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt nam thường chỉ ăn cơm nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì mới nấu cơm nếp.

Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họ thường sử dụng bột ớt và có loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam, gia vị không thật nhiều nhưng có một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ, cà chua, dứa, chuối...Ở Hàn Quốc, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau... và cũng có một số món tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...

Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn Quốc và người Việt Nam đều uống nước nhưng cách thức cũng khác nhau. Người Hàn Quốc vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống. Người Việt Nam thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát và ăn cùng với cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.

Người Hàn Quốc sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt mình thì thường chỉ sử dụng đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc sử dụng thìa, đũa mà người Hàn Quốc  thường để thức ăn lên bàn, trong khi người Việt Nam thường  để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả trên sàn nhà và ngồi ăn. Vẫn còn chuyện liên quan đến thìa, đũa nữa là khi ăn, người Hàn Quốc thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là "sut ka rak bat schim" (숟가락 받침) còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.

Sau khi ăn, người Hàn Quốc không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như vậy ? mấy chục năm trước người Hàn Quốc còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn Quốc thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn Quốc thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to. Người Việt nam  mình thì thường chỉ cất một số món vào trong tủ lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Có vẻ người Việt Nam mình lãng phí hơn người Hàn. Người Việt Nam thường hôm nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu và không thích những thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Và người Việt nam mình còn có cả thói quen ăn sáng ở ngoài nữa.

Sau khi ăn xong, cả người Hàn Quốc và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả, gọi là tráng miệng. Sau đó, người Hàn Quốc thường uống một loại nước quế, hoặc cà phê còn người Việt nam mình lại hay uống trà.

Văn hóa ăn uống bình thường không phải là vấn đề lớn nhưng nếu tìm hiểu một tí cũng thấy có nhiều khích. Nó cũng phần nào đề đạt những nét độc đáo của văn hóa hai nước Việt nam – Hàn Quốc.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Là một loại thuốc rất nổi danh ở Hàn Quốc đó là Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường sinh, Vạn niên nhung. …
                                       

1. Nấm Linh Chi Hàn Quốc
                                       
Trong “Bản thảo cương mục” coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ. Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ….

Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
2. Tác dụng của nấm Linh chi Hàn Quốc

Làm ổn định huyết áp cho người cao huyết áp
Làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng…
Tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
Thúc đẩy và cân bằng bộ máy tiêu hoá.
Bổ trợ tốt cho gan.
Phòng chống sự lão hoá và sự suy nhược cơ thể.
Phòng ngừa và ngăn chặn các tế bào ung thư, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Chống suy nhược thần kinh, chống stress, thúc đẩy và tăng cường tuần hoàn máu

3. Các loại nấm Linh chi Hàn Quốc và công dụng của nó

Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và rành.
Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí tưởng dai.
Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần.
Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái.
Xích chi hoặc Hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
                                                                                                                    Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Đất nước Hàn Quốc được bao bọc xung quanh ba phía đều là đại dương, nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều núi non, thung lũng, sông và biển cả, cùng hòa quyện đẹp tới mức người dân nước Hàn ví đất nước mình như một tấm vải thêu kim tuyến tuyệt mỹ. Cùng với đó, Hàn Quốc còn quyến rũ hơn bởi vô số những công trình kiến trúc cổ kính, những cung điện hoàng gia, khu khảo cổ và đền, chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi …  Đến với đất nước, con người Hàn Quốc bạn sẽ có ngay cơ hội khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của “ xứ sở Kim chi “ mà  đã từng biết đến qua những bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

1. Thủ đô Seoul
Thủ đô Seoul - Hàn Quốc
Seoul nằm bên bờ sông Hàn được biết đến là một trong mười thành phố lớn nhất thế giới. Seoul mang nét đẹp độc đáo đan xen giữa quá khứ và hiện tại, với những tòa nhà chọc trời, các trung tâm thương mại sầm uất, nhộn nhip suốt ngày đêm minh chứng cho sự phát triển của thành phố. Trong hành trình tour, du khách sẽ khám phá Seoul qua các địa danh nổi tiếng: các cung điện Hoàng gia cổ có từ triều đại Joseon: Gyeongbokgung, Deoksugung, Changdeokgung và Changgyeonggung; tham gia các trò chơi tại khu giải trí Everland Big 5-Theme Park; hay thỏa thích shopping tại khu chợ mua bán nhân sâm thượng hạng của Hàn Quốc, chợ mỹ phẩm, chợ thời trang Đông Đại Môn lớn nhất Seoul.

2. Kimbap Hàn Quốc.

Thứ nhất Kimchi, thứ nhì Kimbap. Nếu như kimchi là món dưa cải muối nổi tiếng nhất và được biết đến nhất trong ẩm thực Triều Tiên, đến nỗi xứ Cao Ly này còn được gọi là xứ Kimchi, thì có lẽ kimbap là món ăn phổ biến thứ hai tại Hàn Quốc, cũng là một món ăn mà người Triều Tiên thường giới thiệu với bạn bè quốc tế khi họ đến thăm, sống và làm việc xa quê hương.

3. Kim Chi Hàn Quốc.

Khi nghe nói đến Hàn Quốc là chúng ta nghĩ ngay đến kim chi, một món ăn độc đáo và dân dã chỉ có ở Hàn Quốc.  Kim Chi là một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Hàn Quốc; ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII chỉ là một loại rau cải muối và cho tới ngày nay đã có hàng trăm loại khác nhau.

Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi gồm: cải thảo, củ cải, ớt, tỏi, hành, cá mực, tôm, sò hoặc các loại hải sản khác, gừng, muối ăn và đường. Kim chi từng được coi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất của thế giới. Nó được thưởng thức với nhiều mức độ đậm đà khác nhau, tuy nhiên nó vẫn thường được dọn trên một cái đĩa phẳng. Kim Chi là món ăn không thể thiếu của người Hàn Quốc, nó là niềm tự hào của người dân xứ Hàn.

4. Đảo Jeju – điểm hẹn tình yêu.

Hòn đảo này là nơi hưởng tuần trăng mật được ưa thích nhất của người Hàn Quốc và cũng là một trong mười điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Jeju được tạo ra bởi núi lửa, nên có nhiều cảnh quan ngoạn mục khác biệt hoàn toàn với đất liền. Ngọn núi chính trên đảo là Hallasan cao 1.950m, một ngọn núi lửa đã tắt với miệng rộng. Cách đây nhiều thế kỷ, dòng dung nham của ngọn núi đã tạo ra các đường hầm, cột trụ với nhiều  hình thù kỳ lạ, hấp dẫn sự hiếu kỳ của du khách.
Đến Jeju, du khách sẽ đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác với mọi cung bậc của cảm xúc trước vẻ đẹp thiên tạo có một không hai trên thế gian này. Các điểm du lịch nổi tiếng trên đảo phải kể đến làng thủ công Jeju, bảo tàng lịch sử quốc gia, khu nghỉ dưỡng Jungmun, thác Cheonjiyeon và vườn lạ Jeju… 
Trên đây chỉ là 4 vẻ đẹp đặc trưng của đất nước Hàn Quốc, sẽ còn rất rất nhiều vẻ đẹp khác nữa, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý khách trong những bài tiếp theo.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Thụy Sĩ được công nhận là một đất nước nổi tiếng về trồng nho của thế giới, nằm ở phía bắc hồ Léman, Lavaux là mảnh đất trồng nho chính ở  nơi đây và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2007.

Di sản đồi nho nổi tiếng Thế giới
Chỉ cách thủ đô Bern chừng nửa giờ đi tàu, Lavaux sẽ mang lại cho du khách những giây phút khám phá kỳ thú trong khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Léman cùng dãy núi Alpes trùng điệp...

Vùng trồng nho ven hồ Léman trải dài 40km xen kẽ với làng mạc và các thị trấn nho nhỏ như Lutry, Villette, Gandvaux, Chenaux, Cully, Riex, Epesses, Chexbres, Rivaz hay St.Saphorin. Những ngôi nhà cổ, pháo đài, nhà thờ cổ được bảo tồn kỹ lưỡng, nằm khuất bóng trên đồi nho tạo nên nét đặc trưng của vùng Lavaux.
Tôi và những người bạn đồng hành tự tin vào đôi chân dẻo dai của mình đã chọn cách đi bộ trên những con đường mòn quanh co băng qua những ruộng nho xanh mướt để tìm cho mình một góc đẹp nhất chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thơ mộng của núi của hồ trên nền những luống nho thẳng tắp.
Nếu ngại đi bộ, bạn có thể bỏ ra 15 franc (khoảng 300.000 đồng) là có thể ngồi trên chiếc tàu hỏa chạy bằng điện đi quanh những triền dốc thoai thoải. Tàu cũng có lộ trình cho du khách dừng lại thăm thú tại những địa điểm di tích văn hóa lịch sử của vùng.
Đã đến vùng trồng nho, tất nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu cách làm rượu của nông dân bản địa. Pière, một người sinh ra trong gia đình có truyền thống năm đời trồng nho làm rượu, tiếp chúng tôi như một người bạn thân từ lâu lắm, dù chúng tôi mới chỉ gặp anh lần đầu.
Bằng thứ tiếng Anh pha giọng Pháp đặc trưng, Pière kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của cây nho, từ lúc ươm trồng cho tới kỳ sinh trưởng.

Anh và vợ dẫn chúng tôi ra vườn để hướng dẫn cách tỉa chồi, bón phân, hái quả. Nhìn cách anh chị chăm chút cho từng cây nho giữa cả vùng đồi mênh mông bát ngát, tôi mới hiểu anh chị yêu quý công việc của mình đến mức nào.
Được làm việc yêu thích giữa mênh mông đồi núi và muôn trùng sóng nước đẹp hút hồn thế này, họ hẳn nằm trong số những người trồng nho hạnh phúc nhất thế gian.
Pière chỉ cho chúng tôi cách ủ nho làm rượu, sau đó anh giới thiệu căn hầm chứa hàng trăm thùng rượu nho và mời chúng tôi nếm thứ rượu vang đặc sản của vùng Lavaux trứ danh này.
Nghề trồng nho và làm rượu của Lavaux có lịch sử rất lâu đời. Vào đầu thế kỷ 1 sau Công nguyên, với lợi thế đặc biệt về điều kiện địa lý của vùng đồi ven hồ ở Lavaux, người La Mã đã bắt đầu khám phá và thực hành nghề trồng nho tại nơi đây. Họ tạo ra những thửa ruộng bậc thang trên sườn đồi và xây những bức tường đá để bảo vệ cho vườn nho của mình.
Tới thế kỷ 12, truyền thống làm rượu ở Lavaux bắt đầu hình thành khi cha cố thuộc dòng Citeaux đến cai quản vùng đất này mang theo bí quyết làm rượu vô cùng độc đáo. Gần một nghìn năm trôi qua, nghề truyền thống ấy vẫn được lưu truyền cho tới tận ngày nay.
Nho Lavaux được hình thành từ nhiều địa hình và chất đất khác nhau trong điều kiện khí hậu chuyên biệt. Nhờ đó người trồng nho nơi đây tạo nên được tám thương hiệu vang nổi tiếng toàn Thụy Sĩ.
Pière giải thích cho tôi rằng để có được hương vị đặc trưng, cây nho ở Lavaux được chăm sóc bởi ba loại nắng. Nắng thứ nhất là ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Nắng thứ hai là ánh sáng phản xạ từ mặt hồ Léman.
Và nắng cuối cùng chính là sức nóng của mặt trời còn lưu lại trên những bức tường đá hàng trăm năm tuổi bao quanh các ruộng nho. Chính ba thứ nắng ấy đã nuôi dưỡng và giúp những trái nho của vùng Lavaux chín mọng sau mỗi vụ mùa.
Người Thụy Sĩ cũng khéo léo kết hợp thứ rượu ấy với những món ăn thích hợp để biến bữa tiệc của mình trở thành một kiệt tác ẩm thực tinh tế.
                                 
Du khách có dịp ghé qua Thụy Sĩ , nên thử cảm giác ngồi ăn fondue ( món lẩu phô mai được coi là quốc hồn quốc túy của Thụy Sĩ ) và thưởng thức kèm loại vang trắng có Nguồn gốc từ Lavaux trong một ngôi nhà gỗ đơn giản ở độ cao gần 3.000m trên dãy Alpes giữa cái lạnh tê tái của mùa đông Thụy Sĩ. Ngoài ra , du khách có thể nhấm nháp ly vang đỏ Lavaux ăn kèm với món thịt bê truyền thống nấu với nấm , hành tây và kem ( Zürcher Geschnetzeltes ) trong một nhà hàng sang trọng giữa phố cổ Zurich.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Du lịch Hà Nội

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ